Màn hình LED ghép có những ưu điểm nổi bật như tuổi thọ cao, dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sử dụng, có thể bạn sẽ gặp phải một số lỗi màn hình LED xảy ra. Trong những tình huống khẩn cấp, chúng ta cần biết cách xử lý nhanh những sự cố đó để đảm bảo việc trình chiếu được diễn ra thuận lợi.
Bài viết này, LED5S sẽ hướng dẫn khắc phục 10 lỗi màn hình LED thường gặp nhất
Mục Lục
#1. Bóng LED Của Màn LED Bị Chết Điểm Hoặc Hoặc Hiển Thị Sai Màu
- Hiện tượng: Một hoặc nhiều bóng LED trên các module LED không sáng hoặc sáng không đúng màu. Phương pháp kiểm tra tốt nhất là trình chiếu lần lượt với màu Đỏ (Red), Xanh Lá (Green)), Xanh Dương (Blue).
- Nguyên Nhân: Bóng LED bị hỏng có thể do: bóng kém chất lượng, bóng LED bị va đập, mối hàn thiếc của 4 chân của bóng LED không tốt hoặc tuổi thọ của bóng LED đã hết….
- Khắc phục: Đánh dấu điểm chết bằng bút xóa hoặc bút màu. Tháo module ra khỏi màn hình và thay thế bóng LED mới bằng phương pháp khò/ hàn. Lưu ý đặt đúng chiều của bóng LED trước khi hàn.
Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn cách thay bóng LED bằng video tại đây
#2: Module LED Xuất Hiện Những Sọc Màu Hoặc Những Ô Màu Khác Biệt
- Hiện tượng: Xuất hiện những sọc màu trên module (hình sâu rết), một vùng ô vuông bị mất màu hoặc khác màu so với những chỗ còn lại. Tham khảo hình bên dưới.
- Nguyên nhân: Phần lớn những lỗi này do module LED bị hỏng IC điều khiển và IC màu.
- Khắc phục: Tháo tấm module khỏi màn hình LED xuống, tháo ốc mặt trước của module để tách phần khung nhựa và tấm LED. Xác định vị trí IC lỗi và tiến hành thay thế.
#3: Lỗi Màn Hình LED Mất Hình Một Mảng Rộng
- Hiện tượng: Màn hình LED mất hình một hoặc nhiều khoảng rộng
- Nguyên nhân: Lỗi này xuất phát từ vị trí xung quanh card thu tiếp giáp giữa hai phần hiển thị và không hiển thị. Có thể do dây mạng bị hỏng, giắc cắm dây mạng bị lỏng, nguồn cấp cho card thu bị hỏng, hay chính card thu bị hỏng.
- Khắc phục: Thay dây mạng tại vị trí lỗi, kiểm tra nguồn cấp cho card thu. Nếu tất cả đều ổn thì thay card thu mới.
#4: Lỗi Màn Hình LED Không Hiển Thị Một Module
- Hiện tượng: Một hoặc nhiều Module tại các vị trí không hiển thị hình ảnh. (như hình trên là 1 module P3 lỗi)
- Nguyên nhân: Do dây cáp dẹt nối giữa 2 module hoặc giữa module với card thu có vấn đề, hoặc dây nguồn cấp cho module bị tuột.
- Khắc phực: Kiểm tra lại dây cáp dẹt tín hiệu hoặc dây nguồn cấp cho module
#5: Không Xuất Được Âm Thanh Ra Loa
- Hiện tượng: Âm thanh không ra loa khi chúng ta kết nối máy tính với bộ xử lý thông qua cáp HDMI hoặc DVI
- Nguyên nhân: Âm thanh được truyền xuống bộ xử lý thông qua HDMI/DVI do máy tính tự động đặt chế độ tự động truyền âm thanh qua đường này khi có kết nối.
- Khắc phục: Với những bộ xử lý có trang bị cổng Audio In/Out thì ta có thể cắm giắc âm thanh 3.5mm trực tiếp vào Audio Out.
Với những bộ xử lý không có cổng audio thì bạn cắm giắc âm thanh vào cổng audio của máy tính. Sau đó thực hiện các bước sau:
B1: Click chuột phải vào biểu tượng Loa ở góc phải màn hình à Chọn “Sounds”. Một hộp thoại xuất hiện như hình
B2: Chọn Tab “PlayBack” như hình dưới
B3: Click chuột trái chọn “Speakers/ Headphones” à chọn “Set Default”
#6: Lỗi Màn Hình LED Hiển Thị Không Đúng So Với Máy Tính
- Hiện tượng: Màn hình hiện thị không đúng thứ tự trải phải, trên dưới hoặc tỷ lệ màn hình không chuẩn.
- Nguyên nhân:
Với màn hình hiển thị không đúng thứ tự trên dưới hoặc trái phải: Do dây mạng bị cắm ngược
Tỷ lệ màn hình không chuẩn: Do bị chỉnh sai thông số màn hình - Khắc phục:
– Cắm lại dây mạng
– Cài đặt lại tham số màn hình chuẩn với độ phân giải thực tế của màn hình
#7: Lỗi Màn Hình LED Không Đồng Màu
- Hiện tượng: Màn hình LED hiển thị màu không đồng nhất trên toàn bộ màn. Đặc biệt dễ nhận biết khi test các màu R,G,B và màu trắng
- Nguyên nhân: Do module LED sử dụng khác lô, khác thời điểm hoặc do chất lượng module kém.
- Khắc phục: Cần Calibration lại. Đây là một thao tác phức tạp và cần có thêm thiết bị tốt như máy ảnh và phần mềm chuyên dụng để thực hiện.
#8: Lỗi Màn Hình LED Mất Màu Hoặc Hiển Thị Sai Màu
- Hiện tượng: Hình ảnh hiện thị sai màu hoặc mất màu
- Nguyên nhân: Cáp DVI từ bộ xử lý sang card phát có vấn đề hoặc tại các cổng DVI bị lỏng, tiếp xúc kém
- Khắc phục: Cắm lại cáp DVI, đảm bảo dây DVI còn sử dụng tốt. Lưu ý khi cắm cổng DVI, các bạn hãy vặn hai con vít ở hai bên để giữ cho cổng luôn được cắm một cách chắc chắn
#9: Màn Hình LED Nhấp Nháy Một Vùng Lúc Được Lúc Mất
- Hiện tượng: Trong khi trình chiếu, một vùng nào đó của màn hình bị nháy, lúc được lúc mất. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của chương trình. Đặc biệt với các màn hình LED cho thuê sự kiện.
- Nguyên nhân: Phần lớn là do dây mạng nối card thu bị hỏng và không chạy dây backup tổng màn.
- Khắc phục: Bạn có thể thay dây mạng để khắc phục cự cố này. Tuy nhiên, với các chương trình đang diễn ra thì việc thay thế là rất khó. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là chạy thêm dây backup cho toàn bộ màn. Điều này có nghĩa là luôn có 1 đường tín hiệu dự phòng khi bất ngờ có 1 dây mạng nào bị lỗi, màn hình luôn hoạt động tốt.
#10: Lỗi Màn Hình LED Giật Hình, Hình Ảnh Không Mượt Mà
- Hiện tượng: Hình ảnh khi trình chiếu bị giật lag, hình ảnh không mượt
- Nguyên nhân: Máy tính cấu hình yếu, khi trình chiếu những hình ảnh có độ phân giải cao, khung hình lớn (>30fps) thông qua những phần mềm nặng như Vmix, Resolume Area…
- Khắc phục: Sử dụng máy tính để trình chiếu có cấu hình cao (i5, i7, RAM từ 8GB trở lên, card màn hình rời). Bên cạnh đó có thể sử dụng phần mềm để hạ độ phân giải của video hoặc giảm số khung hình trên giây xuống.
Trên đây là 10 lỗi màn hình LED thường gặp nhất theo tổng hợp của LED5S sau một thời gian chuyên đi lắp đặt và cho thuê màn hình LED. Nếu các bạn có những cách xử lý nao hay hơn hoặc có những lỗi nào khác, hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết này.
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật màn hình LED miễn phí 24/7
Hotline: 0965.035.096 – 09.33.00.6686